Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam? Những điều bạn cần biết

 

Nếu bạn có những thắc mắc như:

  • Bao giờ các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ phải áp dụng IFRS? hay
  • Các doanh nghiệp nào tại Việt Nam sẽ phải áp dụng IFRS?

Bài viết sẽ sau đây sẽ cung cấp câu trả lời cho bạn về những thắc mắc đấy với Lộ trình chi tiết áp dụng IFRS tại Việt Nam do Bộ Tài chính công bố.

Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam

Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam nằm trong “Đề án áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam” do Bộ Tài chính soạn thảo và công bố tại Quyết định số 345/QĐ-BTC ngày 16/03/2020.

Lộ trình áp dụng này gồm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn chuẩn bị: từ năm 2020 đến hết năm 2021
  • Giai đoạn áp dụng tự nguyện: từ năm 2022 đến hết năm 2025
  • Giai đoạn bắt buộc áp dụng: từ sau năm 2025

Cách thức áp dụng IFRS tại Việt Nam

Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng IFRS phải áp dụng tất cả các IFRS đã có hiệu lực theo quy định của IASB tại cùng một thời điểm. Khi IASB có sự sửa đổi, bổ sung các IFRS thì Việt Nam sẽ áp dụng chậm nhất sau 3 năm kể từ thời điểm các sửa đổi, bổ sung  IFRS có hiệu lực.

Doanh nghiệp tự nguyện hoặc bắt buộc áp dụng IFRS lập báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính riêng không phải lập báo cáo tài chính theo VAS, chỉ phải lập duy nhất một bộ báo cáo tài chính theo IFRS để công bố theo pháp luật Việt Nam.

Phương án áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)

Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam không thuộc đối tượng áp dụng IFRS đều thuộc đối tượng áp dụng VAS.

Trước ngày 31/12/2024, Bộ Tài chính sẽ ban hành mới hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng phù hợp với IFRS, yêu cầu quản lý, điều hành của Việt Nam và nhu cầu của doanh nghiệp.

Sau đó, Bộ Tài chính sẽ thường xuyên rà soát lại VAS, cập nhật những thay đổi của IFRS để đảm bảo VAS phù hợp ở mức độ cao nhất với thông lệ quốc tế.


Chia sẻ bài viết với bạn bè:

7 thoughts on “Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam? Những điều bạn cần biết”

  1. Tan Nguyen Do

    Lần đầu tiên, cám ơn website đã cung cấp những bài viết hay cho các bạn đọc, mình đánh giá các bài viết hay và có chiều sâu phân tích.
    Tuy nhiên, mình vẫn thấy thiếu các bản dịch tiếp theo của IAS (từ IAS 16) và IFRS, mong trang cố gắng đăng tải để mọi người tiếp tục tham khảo.

    1. Posted by: @dotan1008

      Lần đầu tiên, cám ơn website đã cung cấp những bài viết hay cho các bạn đọc, mình đánh giá các bài viết hay và có chiều sâu phân tích.

      Tuy nhiên, mình vẫn thấy thiếu các bản dịch tiếp theo của IAS (từ IAS 16) và IFRS, mong trang cố gắng đăng tải để mọi người tiếp tục tham khảo.

      Chào bạn. Bên mình cũng đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ Dự án, tuy nhiên, một phần vì khối lượng công việc của website cũng nhiều (cả nội dung và kỹ thuật) trong khi team cũng mới trải qua “mùa bận” nên tiến độ bị chậm chễ. Hy vọng thời gian tới tiến độ sẽ được đẩy nhanh hơn nữa. Mong bạn ghé thăm thường xuyên và góp ý để website ngày càng hoàn thiện hơn.

       

      Thân.

  2. Tran Thi Thanh Nhan

    Như vậy theo Quyết định mới QĐ 345/QĐ-BTC thì Việt Nam sẽ áp dụng cách thức Big Bang Approach hay
    Convergence Approach ạ?

  3. Posted by: @helly-tran

    Như vậy theo Quyết định mới QĐ 345/QĐ-BTC thì Việt Nam sẽ áp dụng cách thức Big Bang Approach hay Convergence Approach ạ?

    Như này thì là Big Bang Approach rồi vì cái VFRS được ban hành dành cho nhóm đối tượng không áp dụng IFRS chứ không nhằm mục tiêu là hội tụ dần vào IFRS (theo kiểu sửa đổi dần VFRS cho đến khi nó hội tụ đủ để nói rằng tuân thủ VFRS cũng coi như tuân thủ IFRS).

    1. BAO MY TRAN

      @cuongtd Ý kiến của mình có hơi khác 1 xíu có gì cùng thảo luận nhé ạ.
      Theo mình thì Việt Nam áp dụng cả 2 cách thức tuỳ vào đối tượng để lựa chọn cách thức khác nhau. 
      Đối tượng là các doanh nghiệp tự nguyện hay bắt buộc áp dụng IFRS (thuộc đối tượng áp dụng IFRS) sẽ theo cách thức Big Bang. 
      Còn các đối tượng còn lại sau này sẽ áp dụng VFRS thì sẽ theo cách thức Convergence (vì hướng tới hội tụ với IFRS). 
      Cám ơn bạn nhé!

    2. Posted by: @helly-tran

      @cuongtd Ý kiến của mình có hơi khác 1 xíu có gì cùng thảo luận nhé ạ.

      Theo mình thì Việt Nam áp dụng cả 2 cách thức tuỳ vào đối tượng để lựa chọn cách thức khác nhau. 

      Đối tượng là các doanh nghiệp tự nguyện hay bắt buộc áp dụng IFRS (thuộc đối tượng áp dụng IFRS) sẽ theo cách thức Big Bang. 

      Còn các đối tượng còn lại sau này sẽ áp dụng VFRS thì sẽ theo cách thức Convergence (vì hướng tới hội tụ với IFRS). 

      Cám ơn bạn nhé!

      Thực ra tớ cũng không nghiên cứu sâu về IFRS adoption vì dành cho mấy bác làm chính sách quan tâm là chính thôi. Thảo luận mấy cái này cũng vui vui và cũng không ảnh hưởng gì đến “thường dân” như tớ.

      Còn tại sao nói là Big Bang thì thực ra là tớ suy luận theo hướng “ngoại trừ”. Nếu là Convergence thì sẽ phải uốn dần VFRS vào IFRS để đạt mục tiêu là các doanh nghiệp áp dụng VFRS cũng coi như IFRS, tất nhiên có thể vẫn còn 1 số khác biệt nhỏ. Nhưng trong Đề án thì không thấy nói là hướng tới việc uốn VFRS vào IFRS (chỉ nói là sửa đổi cho phù hợp thôi), còn VFRS vẫn là VFRS và IFRS vẫn là IFRS, VFRS dành cho mấy ông không áp dụng được IFRS, còn mấy ông áp dụng IFRS cứ thế làm tiếp thôi.

      Còn Big Bang chính là áp dụng đồng loạt IFRS (không liên quan đến sửa đổi Chuẩn mực quốc gia), có thể chia batch như Việt Nam và dùng 1 thuật ngữ là “cho phép” hoặc “bắt buộc” có nghĩa là ông nào đã áp dụng IFRS thì được hiểu là chỉ cần lập Báo cáo IFRS và nộp cho các cơ quan Nhà nước (như thuế). Và Big Bang cũng không có nghĩa là không duy trì Chuẩn mực quốc gia nữa và chỉ còn duy nhất áp dụng IFRS. Mà như vậy thì hoàn toàn giống như Đề án của Việt Nam.

      Tớ cũng chưa đọc được bài nào nói là việc chia chuẩn mực quốc gia và áp dụng IFRS đồng thời thì gọi là hybrid method như bạn nói cả, bạn thử tìm xem có chỗ nào nói vậy không. 

    3. @cuongtd Mình cũng suy luận từ QĐ 345/QĐ-BTC thôi ạ. Trong QĐ cũng chia rõ ra 2 lộ trình riêng biệt dành cho các đối tượng sử dụng IFRS và VFRS. Thật ra nếu chia như vậy thì mỗi đối tượng đã khác nhau rồi nên áp dụng cách thức khác nhau chỉ để phù hợp mà thôi, nên mình thấy cũng không phải hybrid method đâu ạ. 
      Cám ơn bạn nhé!

Comments are closed.

Scroll to Top