IAS 29 – Financial Reporting in Hyperinflationary Economies

(IAS 29 – Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát)

Ban hành: 07/1989

Hiệu lực: 01/1990

Lượt xem: 1.033


Giới thiệu về IAS 29

IAS 29 - Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát áp dụng khi đồng tiền chức năng của một đơn vị là đơn vị tiền tệ của nền kinh tế siêu lạm phát. Chuẩn mực không quy định khi nào siêu lạm phát phát sinh nhưng yêu cầu báo cáo tài chính (và số liệu tương ứng cho các giai đoạn trước) của một đơn vị có đồng tiền chức năng siêu lạm phát cần được điều chỉnh hồi tố để phản ánh sự thay đổi sức mua chung của đồng tiền chức năng.

IAS 29 được ban hành vào tháng 7 năm 1989 và có hiệu lực cho kỳ kế toán bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 1990.

Thuật ngữBản tiếng ViệtBản tiếng AnhDownloadBài viết

Các thuật ngữ sử dụng trong IAS 29


Bản dịch tiếng Việt của Chuẩn mực IAS 29


Bản tiếng Anh của Chuẩn mực IAS 29


Download các tài liệu liên quan đến Chuẩn mực IAS 29


Không có thông tin

Các bài viết liên quan đến Chuẩn mực IAS 29


Tóm tắt Chuẩn mực IAS 29

Mục tiêu

Chuẩn mực này nên được áp dụng cùng một thời điểm cho các doanh nghiệp sử dụng đồng tiền của nền kinh tế siêu lạm phát để lập Báo cáo tài chính. Mặc dù vậy, Chuẩn mực này cũng được áp dụng cho doanh nghiệp xác định được sự tồn tại siêu lạm phát ở quốc gia mà doanh nghiệp sử dụng đồng tiền của quốc gia đó để lập Báo cáo tài chính ngay ở đầu kỳ báo cáo.

Điều chỉnh báo cáo tài chính

Giá cả thay đổi theo thời gian là kết quả của các yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội bao gồm cả các yếu tố cụ thể và yếu tố chung. Những yếu tố cụ thể như thay đổi cung cầu và thay đổi công nghệ có thể gây ra sự tăng giá hoặc giảm giá đáng kể của các mặt hàng đơn lẻ một cách độc lập với nhau. Bên cạnh đó, yếu tố chung có thể dẫn đến việc thay đổi mức giá chung và vì vậy có thể dẫn đến sự thay đổi sức mua chung của đồng tiền. [IAS 29.8]

Doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính theo phương pháp giá gốc không xem xét sự thay đổi mức giá chung hoặc việc tăng giá đơn lẻ của các tài sản và nợ phải trả đã được ghi nhận, trừ các tài sản và nợ phải cần phải được đo lường theo giá trị hợp lý. Ví dụ, bất động sản, nhà máy, thiết bị thường được yêu cầu đánh giá lại theo giá trị hợp lý và các tài sản sinh học thường được đo lường theo tía trị hợp lý. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trình bày Báo cáo tài chính theo phương pháp giá hiện hành phản ánh được tác động của việc thay đổi chỉ số giá cụ thể đến tài sản đang năm giữ.

Lãi hoặc lỗ của vị thế tiền tệ ròng được trình bày trong Báo cáo lãi hoặc lỗ và khoản lãi hoặc lỗ này được công bố một cách riêng rẽ. [IAS 29.9]

Chuẩn mực này không đưa ra một con số tuyệt đối để làm cơ sở xác định siêu lạm phát. Chuẩn mực xây dựng cơ sở để đánh giá khi nào việc điều chỉnh Báo cáo tài chính theo Chuẩn mực này là cần thiết. Một nền kinh tế siêu lạm phát có các đặc điểm sau: [IAS 29.3]

  • Người dân nói chung thích duy trì sự giàu có bằng cách nắm giữa các tài sản phi tiền tệ hoặc bằng các ngoại tệ tương đối ổn định. Số tiền nắm giữ bằng nội tệ được đầu tư ngay lập tức để duy trì sức mua;
  • Người dân nói chung tính toán một khoản tiền không bằng đồng nội tệ mà bằng đồng ngoại tệ tương đối ổn định. Giá cả được niêm yết bằng một đồng ngoại tệ tương đối ổn định;
  • Doanh thu bán hàng chưa thu tiền hoặc tiền mua hàng chưa trả ngay được tính toán ở mức giá cả bù đắp tổn thất sức mua trong khoảng thời gian cung cấp tín dụng, ngay cả khi khoảng thời gian cung cấp tín dụng này ngắn;
  • Lãi suất, tiền lương và giá cả thường được neo theo các chỉ số giá; và
  • Tỷ lệ lạm phát lũy kế trong 3 năm thường xấp xỉ hoặc vượt 100%.

Việc điều chỉnh báo cáo tài chính theo Chuẩn mực này yêu cầu áp dụng một số thủ tục và đánh giá. Việc áp dụng nhất quán các thủ tục và đánh giá giữa các kỳ báo cáo quan trọng hơn độ chính xác tuyệt đối của các con số tính toán trong Báo cáo tài chính điều chỉnh.

Khi nền kinh tế không còn siêu lạm phát và doanh nghệp không tiếp tục chuẩn bị và trình bày Báo cáo tài chính theo Chuẩn mực này, các khoản mục trên Báo cáo tài chính được thể hiện theo đơn vị đo lường hiện hành cuối kỳ báo cáo trước là cơ sở cho giá trị ghi sổ của Báo cáo tài chính kỳ báo cáo tiếp theo. [IAS 29.38]

Trình bày

  • Lãi hoặc lỗ trên các khoản mục tiền tệ [IAS 29.9]
  • Thực tế là báo cáo tài chính và dữ liệu kỳ trước khác đã được điều chỉnh để thay đổi sức mua chung của loại tiền báo cáo [IAS 29.39]
  • Cho dù báo cáo tài chính dựa trên chi phí lịch sử hay hiện tại phương pháp chi phí [IAS 29.39]
  • Nhận dạng và mức độ của chỉ số giá tại ngày của bảng cân đối kế toán và di chuyển trong kỳ báo cáo hiện tại và trước đây [IAS 29.39]

 

Scroll to Top