IAS 2 – Inventories

(IAS 2 – Hàng tồn kho)

Ban hành: 12/2003

Hiệu lực: 01/2005

Lượt xem: 14.759


Giới thiệu về IAS 2

Chuẩn mực IAS 2 - Hàng tồn kho đưa ra các quy định kế toán đối với hầu hết các loại hàng tồn kho. Chuẩn mực quy định Hàng tồn kho phải được phản ánh theo giá trị thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được (NRV) cũng như đưa ra các phương pháp được chấp nhận trong việc đo lường giá trị Hàng tồn kho như phương pháp thực tế đích danh, nhập trước xuất trước (FIFO) hay phương pháp bình quân gia quyền.

Bản sửa đổi của IAS 2 được ban hành vào tháng 12/2003 và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01/2005.

Thuật ngữBản tiếng ViệtBản tiếng AnhDownloadBài viết

Các thuật ngữ sử dụng trong IAS 2


Bản dịch tiếng Việt của Chuẩn mực IAS 2


Bản tiếng Anh của Chuẩn mực IAS 2


Download các tài liệu liên quan đến Chuẩn mực IAS 2


Không có thông tin

Các bài viết liên quan đến Chuẩn mực IAS 2


Tóm tắt Chuẩn mực IAS 2

Mục tiêu

Mục tiêu của IAS 2 là mô tả về phương pháp kế toán đối với hàng tồn kho. IAS 2 hướng dẫn việc xác định giá gốc của hàng tồn kho và việc ghi nhận hàng tồn kho sau khi ghi nhận ban đầu như là một khoản chi phí bao gồm cả việc ghi giảm giá trị hàng tồn kho xuống mức giá trị thuần có thể thực hiện được. Chuẩn mực này cũng cung cấp sự hướng dẫn về các công thức được sử dụng để xác định giá trị của hàng tồn kho.

Phạm vi

Hàng tồn kho là những tài sản:

  • Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường;
  • Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang để phục vụ cho việc bán;
  • Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. [IAS 2.6]

IAS 2 áp dụng cho tất cả các hàng tồn kho, ngoại trừ: [IAS 2.2]

  • Công cụ tài chính (thực hiện theo IAS 32 Công Cụ Tài Chính: Trình bày và IFRS 9 Công Cụ Tài Chính); và
  • Các tài sản sinh học có liên quan đến các hoạt động nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch (thực hiện theo IAS 41 Nông Nghiệp)

IAS 2 không áp dụng cho việc đo lường hàng tồn kho được nắm giữ bởi: [IAS 2.3]

  • Tổ chức, cá nhân có sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch, khoáng sản và các sản phẩm từ khoáng sản khi giá trị các sản phẩm này được xác định bằng giá trị thuần có thể thực hiện được phù hợp với các thông lệ đã được thiết lập tại các ngành này. Khi các loại hàng tồn kho này được ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện được thì những sự thay đổi trong giá trị thuần có thể thực hiện được phải ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ có phát sinh sự thay đổi.
  • Tổ chức, cá nhân có kinh doanh- môi giới hàng hóa thực hiện việc xác định giá trị hàng tồn kho theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán. Khi các loại hàng tồn kho này được ghi nhận theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán thì những sự thay đổi trong giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán phải ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ có phát sinh sự thay đổi.

Nguyên tắc cơ bản của IAS 2

Giá trị của hàng tồn kho là giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. [IAS 2.9]

Đo lường giá trị hàng tồn kho

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm tất cả các chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. [IAS 2.10]

IAS 23 Chi phí đi vay quy định một số tình huống mà trong đó các chi phí đi vay được tính trong giá gốc hàng tồn kho. [IAS 2.17 và IAS 23.4]

Ví dụ về những chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho mà được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ:

  • Giá trị các khoản hao hụt phát sinh trên mức bình thường của nguyên vật liệu, nhân công hoặc các chi phí sản xuất khác;
  • Chi phí lưu kho trừ khi những chi phí này là cần thiết cho giai đoạn sản xuất tiếp theo;
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp; và
  • Chi phí bán hàng.

Một đơn vị có thể mua hàng tồn kho với các điều khoản trả chậm. Trong trường hợp thỏa thuận mua bán có yếu tố tài chính, chẳng hạn, là sự chênh lệch giữa giá mua khi áp dụng các điều khoản tín dụng thông thường với giá mua trả tiền ngay, thi các yếu tố tài chính này sẽ được ghi nhận là một khoản chi phí lãi vay trong suốt thời kỳ có liên quan đến khoàn chi phí tài chính đó.

Các kỹ thuật đo lường giá gốc hàng tồn kho, như phương pháp chi phí định mức hoặc phương pháp giá bán lẻ, có thể được sử dụng cho thuận tiện nếu các kết quả tính toán xấp xỉ giá gốc. Phương pháp chi phí định mức được tính theo mức sử dụng bình thường của nguyên vật liệu, nhân công, hiệu quả và hiệu suất sử dụng. Các yếu tố được sử dụng trong phương pháp chi phí định mức phải thường xuyên được xem xét lại và nếu cần thiết, sẽ được điều chỉnh theo các điều kiện hiện tại.

Phương pháp giá bán lẻ thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị của hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác. Giá gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy doanh thu của việc bán hàng tồn kho trừ đi một tỷ lệ % lợi nhuận phù hợp. Tỷ lệ % lợi nhuận phù hợp được tính bằng cách giảm giá hàng tồn kho xuống thấp hơn giá bán ban đầu của các loại hàng tồn kho này. Thông thường mỗi bộ phận bán lẻ sẽ sử dụng một tỷ lệ % bình quân riêng.

Đối với các loại hàng tồn kho không thể thay thế cho nhau theo một cách thông thường và các loại hàng hóa được sản xuất hoặc dịch vụ được cung cấp theo từng dự án riêng biệt, từng yếu tố trong giá gốc hàng tồn kho được xác định theo phương pháp “Thực tế đích danh”. [IAS 2.23]

Đối với hàng tồn kho không thuộc các trường hợp quy định ở trên, giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp “Nhập trước - Xuất trước” (FIFO) hoặc phương pháp “Bình quân gia quyền”. Đơn vị chỉ được sử dụng một phương pháp duy nhất cho tất cả các loại hàng tồn kho có cùng bản chất và công dụng. Đối với hàng tồn kho khác nhau về bản chất và công dụng, các phương pháp tính giá hàng tồn kho khác nhau có thể được xem xét áp dụng. [IAS 2.25]

Giá trị thuần có thể thực hiện được

Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán hàng. [IAS 2.6] Khi thực hiện việc ghi giảm giá giá trị hàng tồn kho từ giá gốc xuống giá trị thuần có thể thực hiện được thì khoản chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được sẽ được ghi nhận là chi phí trong kỳ hoặc là các khoản lỗ. Các khoản hoàn nhập hàng tồn kho phát sinh từ việc gia tăng giá trị thuần có thể thực hiện được tương ứng với khoản đã ghi giảm giá trị hàng tồn kho trước đây sẽ được ghi nhận là một khoản làm giảm chi phí phát sinh trong kỳ thực hiện việc hoàn nhập. [IAS 2.34]

Scroll to Top