IAS 41 – Nông nghiệp


Bản dịch tiếng Việt của IAS 41 được cập nhật theo Bản dự thảo dịch tiếng Việt xin ý kiến của Bộ Tài chính (2019)
IAS 41 - Nông nghiệp

Truy cập Trang thông tin tổng hợp về IAS 41 để xem Tóm tắt, Chuẩn mực tiếng Anh, bản dịch tiếng Việt và các bài viết liên quan

Quy định chung

Mục đích của Chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán và thuyết minh cho các hoạt động nông nghiệp.

Phạm vi

1. Chuẩn mực này áp dụng đối với các hoạt động liên quan đến nông nghiệp bao gồm:

(a) tài sản sinh học, ngoại trừ cây cho sản phẩm;

(b) các hoạt động nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch; và

(c) Trợ cấp của Chính phủ tại đoạn 34 và 35.

2. Chuẩn mực này không áp dụng đối với:

(a) (Quyền sử dụng đât)/Đất liên quan đến các hoạt động nông nghiệp (tham khảo IAS 16 Tài sản cố định hữu hìnhIAS 40 Bất động sản đầu tư)

(b) Cây cho sản phẩm liên quan đến hoạt động nông nghiệp (tham khảo IAS 16). Tuy nhiên, Chuẩn mực này áp dụng cho các hoạt động chăm sóc, ươm trồng những cây cho sản phẩm này.

(c) Trợ cấp của Chính phủ liên quan đến cây cho sản phẩm (tham khảo IAS 20 Ghi nhận kế toán cho Trợ cấp Chính phủ và Thuyết minh Hỗ trợ của Chính phủ).

(d) Tài sản vô hình liên quan đến các hoạt động nông nghiệp (tham khảo IAS 38 Tài sản cố định vô hình)

(e) Quyền sử dụng tài sản hình thành từ thuê đất liên quan đến hoạt động nông nghiệp (tham khảo IFRS 16 Thuê Tài sản).

3. Chuẩn mực này áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp là các sản phẩm thu hoạch từ sản phẩm sinh học của doanh nghiệp, tại thời điểm thu hoạch. Sau đó, IAS 2 Hàng tồn kho hoặc một Chuẩn mực khác sẽ được áp dụng phù hợp. Do đó, Chuẩn mực này không áp dụng đối với quá trình chế biến các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch; ví dụ, quá trình ủ, xử lý nho để trở thành rượu bởi nhà sản xuất rượu vang người đồng thời cũng là người trồng nho. Mặc dù quá trình chế biến như vậy có thể là hợp lý và là sự phát triển tự nhiên của hoạt động nông nghiệp và các sự kiện diễn ra có thể có một số điểm tương đồng với chuyển đổi sinh học, quá trình chế biến như vậy không được bao gồm trong định nghĩa về hoạt động nông nghiệp trong Chuẩn mực này.

4. Bảng dưới đây cung cấp các ví dụ về tài sản sinh học, sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm được tạo ra từ chế biến sau thu hoạch:

Tài sản sinh học

Sản phẩm nông nghiệp

Các sản phẩm hình thành sau thu hoạch

Cừu

Lông

Sợi, thảm

Cây trong rừng trồng cây lấy gỗ

Cây đã được chặt hạ

Khúc gỗ, gỗ xẻ

Bò sữa

Sữa vắt

Phô mai

Lợn

Thịt lợn

Xúc xích, thịt xông khói

Cây bông

Bông được thu hoạch

Chỉ, quần áo

Cây mía

Cây mía được thu hoạch

Đường

Cây thuốc lá

Lá cây được hái

Sợi thuốc lá phơi khô

Bụi cây chè

Lá cây được hái

Chè khô

Cây nho

Nho được thu hoạch

Rượu vang

Cây ăn quả

Trái cây được thu hoạch

Trái cây được chế biến

Cây cọ dầu

Quả được hái

Dầu cọ

Cây cao su

Mủ thu hoạch

Các sản phẩm từ cao su

Một số cây trồng, ví dụ, bụi cây chè, cây nho, cây cọ dừa, cây cao su, thường đáp ứng được định nghĩa của cây cho sản phẩm và nằm trong phạm vi của IAS 16. Tuy nhiên, sản phẩm lớn lên từ các cây cho sản phẩm như lá trà, nho, cọ dừa, mủ lại thuộc phạm vi của IAS 41.

Thuật ngữ

Thuật ngữ liên quan đến Nông nghiệp

5. Các định nghĩa dưới được sử dụng trong Chuẩn mực này với ý nghĩa cụ thể:

Hoạt động Nông nghiệp là hoạt động quản lý bởi một doanh nghiệp trong lĩnh vực biến đổi sinh học và thu hoạch tài sản sinh học để bán hoặc chuyển đổi thành sản phẩm nông nghiệp hoặc chuyển thành tài sản sinh học phụ.

Sản phẩm nông nghiệp là sản phẩm thu hoạch được của tài sản sinh học của doanh nghiệp.

Cây cho sản phẩm là cây trồng thỏa mãn:

(a) được sử dụng trong sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm nông nghiệp;

(b) dự kiến cho ra nhiều sản phẩm hơn 1 kỳ; và

(c) Ít có khả năng được bán dưới dạng sản phẩm nông nghiệp, trừ khi là bán thanh lý các phần bị cắt bỏ.

Tài sản sinh học là vật nuôi đang sống và cây trồng.

Biến đổi sinh học là các quá trình tăng trưởng, thoái hóa, sản xuất và sinh sản khiến tài sản sinh học biến đổi về chất lượng và số lượng

Giá để bán là chi phí gia tăng liên quan trực tiếp đến việc thanh lý tài sản, không bao gồm chi phí tài chính và thuế thu nhập.

Nhóm tài sản sinh học là tập hợp các vật nuôi sống, cây trồng giống nhau.

Thu hoạch là sự tách rời sản phẩm từ một tài sản sinh học hoặc sự chấm dứt của một quá trình sống của tài sản sinh học. 

5A. Những trường hợp sau đây không phải là cây cho sản phẩm:

(a) Cây được trồng để thu hoạch làm sản phẩm nông nghiệp (ví dụ, cây được trồng để lấy gỗ);

(b) Cây trồng để thu hoạch sản phẩm nông nghiệp mà doanh nghiệp có nhiều khả năng sẽ thu hoạch và bán cây dưới dạng sản phẩm nông nghiệp thay vì bán thanh lý các phần bị cắt bỏ (ví dụ, cây được trồng để lấy quả và gỗ) và

(c) Cây trồng hàng năm (ví dụ, ngô, lúa mì)

5B. Khi cây trồng cho sản phẩm không còn có khả năng tạo ra sản phẩm, cây trồng có thể bị chặt hạ và thanh lý, ví dụ, dùng làm củi. Việc thanh lý các phần bị cắt bỏ như vậy sẽ không thay đổi bản chất cố hữu của cây trồng đối với việc đáp ứng điều kiện ghi nhận là cây cho sản phẩm.

5C. Sản phẩm từ cây cho sản phẩm là tài sản sinh học.

6. Hoạt động nông nghiệp bao gồm các hoạt động đa dạng: ví dụ, chăn nuôi, lâm nghiệp, trồng cây hàng năm, lâu năm, trồng vườn cây, đồn điền, vườn hoa, nuôi trồng thủy hải sản (bao gồm trang trại nuôi cá). Một số đặc tính chung:

(a) Khả năng thay đổi: Vật nuôi và cây trồng đang sống có khả năng biến đổi sinh học;

(b) Quản lý sự thay đổi. Quản lý là điều kiện thuận lợi cho sự biến đổi sinh học bằng cách tăng cường, hoặc duy trì ổn định các điều kiện cần thiết cho quá trình đang diễn ra (ví dụ mức độ dinh dưỡng, độ ẩm, nhiệt độ, phân bón và ánh sáng). Quản lý như vậy giúp phân biệt hoạt động nông nghiệp với các hoạt động khác. Ví dụ, thu hoạch từ các nguồn không được quản lý (như đánh bắt đại dương và phá rừng) không phải là hoạt động nông nghiệp; và

(c) Đo lường thay đổi. Thay đổi về chất lượng (ví dụ, phẩm chất di chuyền, mật độ, độ chín, lượng chất béo, tỷ lệ protein hoặc cấu trúc mô cơ) hay thay đổi về số lượng (ví dụ, số con, trọng lượng, thể tích, chiều dài, đường kính sợi và số lượng mầm) hình thành từ biến đổi sinh học hoặc thu hoạch được đo lường và giám sát định kỳ.

7. Biến đổi sinh học dẫn đến các kết quả sau:

(a) Tài sản thay đổi thông qua (i) tăng trưởng (gia tăng về số lượng hoặc nâng cao về chất lượng của cây trồng, vật nuôi), (ii) suy thoái (giảm về số lượng hoặc giảm về chất lượng của cây trồng, vật nuôi) hoặc (iii) sinh sản (tạo thêm cây trồng, vật nuôi) hoặc

(b) sản xuất các sản phẩm nông nghiệp như mủ cao su, lá trà, bông và sữa.

Thuật ngữ chung

8. Các thuật ngữ dưới được sử dụng trong Chuẩn mực này với ý nghĩa cụ thể:

Giá trị ghi sổ là giá trị mà tài sản được ghi nhận trên Báo cáo tình hình tài chính

Giá trị hợp lý là giá được nhận khi bán một tài sản hoặc giá phải trả khi chuyển nhượng một khoản nợ trong một giao dịch có trật tự giữa những người tham gia thị trường tại ngày đo lường. (Tham khảo IFRS 13 Đo lường giá trị hợp lý. )

Trợ cấp của Chính phủ được định nghĩa tại IAS 20.

Ghi nhận và xác định giá trị

10. Doanh nghiệp sẽ ghi nhận một tài sản sinh học hoặc một sản phẩm nông nghiệp khi và chỉ khi:

(a) Doanh nghiệp kiểm soát tài sản đó như là kết quả từ các sự kiện trong quá khứ;

(b) Doanh nghiệp có khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai liên quan đến tài sản và

(c) Giá trị hợp lý hoặc giá của tài sản có thể xác định một cách đáng tin cậy.

11. Trong hoạt động nông nghiệp, quyền kiểm soát có thể được xác định, ví dụ, dưới dạng quyền sở hữu hợp pháp đàn gia súc, thương hiệu hoặc xác định gia súc theo cách khác như mua lại, sinh sản hoặc cai sữa. Lợi ích kinh tế trong tương lai thường được xác định thông qua việc đánh giá các thuộc tính vật lý quan trọng.

12. Tài sản sinh học được xác định giá trị tại lần đầu ghi nhận và tại thời kiểm kết thúc kỳ kế toán bằng giá trị hợp lý trừ chi phí bán, trừ một số trường hợp được nêu tại đoạn 30, khi giá trị hợp lý không thể được xác định một cách đáng tin cậy.

13. Sản phẩm nông nghiệp được thu hoạch từ tài sản sinh học của Doanh nghiệp cần được đánh giá dựa trên giá trị hợp lý trừ chi phí bán tại thời điểm thu hoạch. Việc đo lường như vậy là giá gốc tại ngày áp dụng IAS 2 Hàng tồn kho hoặc Chuẩn mực thích hợp khác.

14. Việc đo lường giá trị hợp lý của tài sản sinh học hoặc sản phẩm nông nghiệp có thể thực hiện dễ dàng hơn bằng cách nhóm các tài sản sinh học, sản phẩm nông nghiệp theo các đặc tính quan trọng như tuổi, chất lượng. Doanh nghiệp lựa chọn đặc tính tương ứng với các đặc tính mà được sử dụng trên thị trường như là một cơ sở để định giá.

16. Các doanh nghiệp thường ký kết hợp đồng để bán tài sản sinh học hoặc sản phẩm nông nghiệp vào các thời điểm trong tương lai. Giá hợp đồng không nhất thiết phải liên quan đến tính giá trị hợp lý, bởi giá trị hợp lý phản ánh điều kiện thị trường hiện hành nơi mà những người mua, người bán trên thị trường tiến hành giao dịch. Vì vậy, giá trị hợp lý của tài sản sinh học, sản phẩm nông nghiệp sẽ không thay đổi bởi sự tồn tại của hợp đồng ký kết. Trong một số trường hợp, hợp đồng bán tài sản sinh học hoặc sản phẩm nông nghiệp có thể là một hợp đồng rủi ro lớn, như định nghĩa trong IAS 37 Dự phòng, Nợ tiềm tàng và Tài sản tiềm tàng. IAS 37 được áp dụng trong trường hợp ký kết hợp đồng rủi ro lớn.

22. Doanh nghiệp không ước tính dòng tiền để hỗ trợ tài chính cho tài sản, nghĩa vụ thuế hoặc tái thiết lập các tài sản sinh học sau thu hoạch (ví dụ, chi phí trồng lại cây lâm nghiệp sau thu hoạch gỗ).

23. Chi phí đôi khi xấp xỉ giá trị hợp lý, cụ thể khi:

(a) Biến đổi sinh học xảy ra không đáng kể từ khi ghi nhận chi phí ban đầu (ví dụ, cây được gieo trồng ngay trước khi kết thúc kỳ kế toán hoặc vật chăn nuôi mới mua); hoặc

(b) Ảnh hưởng của biến đổi sinh học đến giá bán mà không được dự đoán là trọng yếu (ví dụ, cho đầu tư ban đầu của cây thông có vòng đời 30 năm).

24. Tài sản sinh học thường được gắn liền với đất (ví dụ, cây trồng trong rừng). Tuy không có thị trường riêng nào dành cho các tài sản sinh học mà gắn liền với đất, nhưng có thị trường tồn tại cho các tài sản hợp nhất này, đó là tài sản sinh học, đất thô, đất cải tạo như một gói. Doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin liên quan đến nhóm tài sản hợp nhất này để đánh giá giá trị hợp lý của tài sản sinh học. Ví dụ, giá trị hợp lý của quyền sử dụng lô đất chưa được cải tạo và lô đất đã được cải tạo có thể được trừ từ giá trị hợp lý của nhóm tài sản hợp nhất để xác định giá trị của tài sản sinh học.

Lãi và lỗ

26. Lãi và lỗ do thay đổi của giá trị hợp lý trừ chi phí bán của tài sản sinh học giữa thời điểm ghi nhận ban đầu với kỳ kế toán sau cần được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh.

27. Khoản lỗ có thể phát sinh ngay khi ghi nhận ban đầu của tài sản sinh học vì chi phí bán được khấu trừ khi xác định giá trị hợp lý trừ chi phí bán của tài sản sinh học này. Khoản lãi cũng có thể phát sinh khi ghi nhận ban đầu của tài sản sinh học, ví dụ khi bò con được sinh ra.IAS 41

28. Lãi hoặc lỗ phát sinh khi ghi nhận ban đầu của sản phầm nông nghiệp được xác định bằng giá trị hợp lý trừ chi phí bán được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh.

29. Lãi hoặc lỗ có thể phát sinh khi ghi nhận ban đầu của sản phẩm nông nghiệp do thu hoạch được.

Không có khả năng xác định giá trị hợp lý một cách tin cậy

30. Giá trị hợp lý của tài sản sinh học được giả định là có thể được đánh giá một cách đáng tin cậy. Tuy nhiên, giả định đó có thể bị bác bỏ khi ghi nhận giá trị ban đầu đối với một tài sản sinh học không có sẵn giá trên thị trường và các phép đo lường giá trị hợp lý thay thế được xác định là không đáng tin cậy. Trong trường hợp như vậy, tài sản sinh học đó sẽ được đo bằng giá trị của nó trừ đi khấu hao lũy kế và bất kỳ tổn thất suy giảm lũy kế nào. Khi giá trị hợp lý của một tài sản sinh học như vậy trở nên đáng tin cậy, một doanh nghiệp sẽ đo lường bằng cách lấy giá trị hợp lý trừ chi phí bán. Khi một tài sản sinh học dài hạn đáp ứng các tiêu chí để phân loại là nắm giữ để bán (hoặc được bao gồm trong một nhóm xử lý được phân loại là nắm giữ để bán) theo IFRS 5 Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động bị chấm dứt, giá trị hợp lý được giả định là có thể được xác định một cách đáng tin cậy.

31. Giả định trong đoạn 30 chỉ có thể được bác bỏ trong quá trình ghi nhận ban đầu. Một doanh nghiệp trước đây đã đo lường một tài sản sinh học bằng giá trị hợp lý trừ chi phí bán sẽ tiếp tục phương thức đánh giá tài sản sinh học theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán cho đến khi thanh lý.

32. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp đo lường giá trị sản phẩm nông nghiệp tại điểm thu hoạch bằng giá trị hợp lý trừ chi phí bán. Chuẩn mực này phản ánh quan điểm rằng giá trị hợp lý của sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch luôn có thể được đo lường một cách đáng tin cậy.

33. Trong việc xác định nguyên giá, khấu hao lũy kế và tổn thất tài sản lũy kế, doanh nghiệp cần xem xét IAS 2, IAS 16IAS 36 Giảm giá trị tài sản.

Trợ cấp của Chính phủ

34. Một khoản trợ cấp vô điều kiện của Chính phủ liên quan đến một tài sản sinh học được tính theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán sẽ được ghi nhận vào lãi hoặc lỗ khi và chỉ khi, khoản trợ cấp của Chính phủ trở thành khoản phải thu.

35. Nếu một khoản trợ cấp của Chính phủ liên quan đến một tài sản sinh học được đo bằng giá trị hợp lý trừ chi phí bán theo điều kiện, kể cả khi khoản trợ cấp của Chính phủ yêu cầu doanh nghiệp không tham gia vào hoạt động nông nghiệp cụ thể, doanh nghiệp sẽ ghi nhận khoản trợ cấp của Chính phủ vào lãi hoặc lỗ khi và chỉ khi đáp ứng được, các điều kiện đi kèm với khoản trợ cấp của Chính phủ.

36. Các điều khoản và điều kiện tài trợ của Chính phủ là không giống nhau. Ví dụ, một khoản trợ cấp có thể yêu cầu một doanh nghiệp canh tác ở một địa điểm cụ thể trong năm năm và yêu cầu doanh nghiệp trả lại tất cả các khoản trợ cấp nếu trang trại đó hoạt động ngắn hơn năm năm. Trong trường hợp này, khoản tài trợ không được ghi nhận vào lãi hoặc lỗ cho đến khi hết thời hạn năm năm. Tuy nhiên, nếu các điều khoản của khoản tài trợ cho phép một phần của khoản đó được giữ lại theo thời gian đã trôi qua, doanh nghiệp có thể ghi nhận phần đó trong lãi hoặc lỗ theo thời gian hoạt động.

37. Nếu một khoản trợ cấp của Chính phủ liên quan đến một tài sản sinh học được đánh giá bằng chi phí trừ đi khấu hao lũy kế và các khoản tổn thất tài sản (nếu có) (xem đoạn 30) thì áp dụng IAS 20.

38. Chuẩn mực này yêu cầu ghi nhận kế toán khác biệt so với IAS 20, nếu trợ cấp Chính phủ liên quan đến tài sản sinh học được đánh giá bằng giá trị hợp lý trừ chi phí bán hoặc hỗ trợ Chính phủ yêu cầu doanh nghiệp không tham gia các hoạt động liên quan đến nông nghiệp cụ thể. IAS 20 chỉ áp dụng cho trợ cấp chính phủ liên quan đến tài sản sinh học ghi nhận bằng giá trị sổ sách trừ khấu hao lũy kế và tổn thất tài sản lũy kế.

Thuyết minh

Khái quát

40. Doanh nghiệp cần thuyết minh tổng lãi hoặc lỗ phát sinh trong kỳ khi ghi nhận lần đầu giá trị của tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp và thay đổi về giá trị hợp lý trừ chi phí bán của tài sản sinh học.

41. Doanh nghiệp cần cung cấp thông tin miêu tả về từng nhóm tài sản sinh học.

42. Thuyết minh được yêu cầu ở đoạn 41 có thể bao gồm cả thuyết minh bằng chữ hoặc số liệu.

43. Doanh nghiệp được khuyến khích cung cấp các thông tin định lượng cho từng nhóm tài sản sinh học, phân loại giữa tài sản sinh học tiêu dùng và cho ra sản phẩm hoặc giữa tài sản đã trưởng thành và đang trong quá trình phát triển, nếu có thể. Ví dụ, doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin về giá trị còn lại của tài sản sinh học tiêu dùng và cho ra sản phẩm theo nhóm. Doanh nghiệp có thể phân loại giá trị còn lại đó thành tài sản đã trưởng thành và tài sản đang trong quá trình phát triển. Việc phân loại này cung cấp thông tin hữu ích cho việc đánh giá dòng tiền trong tương lai. Doanh nghiệp cần thuyết minh trên cơ sở cho việc phân loại giữa các nhóm.

44. Tài sản sinh học tiêu dùng là sản phẩm nông nghiệp thu hoạch hoặc được bán là tài sản sinh học. Ví dụ của tài sản sinh học tiêu dùng là vật nuôi cho mục đích lấy thịt, vật nuôi để bán, cá trong trại nuôi cá, cánh đồng ngô, lúa mì, sản phẩm trên cây cho sản phẩm và cây trồng cho mục đích xẻ gỗ. Tài sản sinh học là cây cho sản phẩm khác với tài sản sinh học tiêu dùng; ví dụ vật nuôi để lấy sữa thành phẩm hoặc cây trồng để thu hoạch quả. Tài sản sinh học cho sản phẩm không phải là sản phẩm nông nghiệp nhưng được nuôi trồng để cho ra sản phẩm.

45. Tài sản sinh học có thể được phân loại thành tài sản sinh học đã trưởng thành hoặc đang trong quá trình phát triển. Tài sản sinh học đã trưởng thành là các tài sản sinh học đạt được các thông số kỹ thuật có thể thu hoạch (đối với tài sản sinh học tiêu dùng) hoặc có thể duy trì thu hoạch thường xuyên (đối với tài sản sinh học cho sản phẩm).

46. Nếu không thuyết minh trong phạm vi báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin về:

(a) Bản chất hoạt động theo từng nhóm tài sản sinh học; và

(b) Các đánh giá, ước tính phi tài chính về số lượng của

(i) Từng nhóm tài sản sinh học tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán và

(ii) Đầu ra của sản phẩm nông nghiệp trong kỳ kế toán.

48. Doanh nghiệp cần thuyết minh:

(a) Tính hiện hữu và giá trị còn lại của tài sản sinh học mà bị hạn chế quyền sở hữu và giá trị ghi sổ của những tài sản sinh học này được đảm bảo cho các khoản nợ;

(b) Khoản cam kết về đầu tư phát triển, mua các tài sản sinh học; và

(c) Chiến lược quản trị rủi ro tài chính liên quan đến các hoạt động nông nghiệp.

49. Doanh nghiệp cần trình bày đánh giá chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản sinh học đầu kỳ và cuối kỳ của kỳ báo cáo. Trong đánh giá chênh lệch thể hiện:

(a) Lãi hoặc lỗ ghi nhận từ thay đổi giá trị hợp lý trừ chi phí bán;

(b) Giá trị ghi sổ tăng do mua thêm;

(c) Giá trị ghi sổ giảm do bán hoặc tài sản sinh học được phân loại lại thành nắm giữ để bán (hoặc nằm trong nhóm tài sản thanh lý mà trước đó được phân loại là nắm giữ để bán) theo hướng dẫn tại IFRS 5;

(d) Giá trị ghi sổ giảm do thu hoạch;

(e) Giá trị ghi sổ tăng do hợp nhất kinh doanh;

(f) Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi trình bày báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ khác và quy đổi các hoạt động ghi nhận bằng ngoại tệ về đơn vị tiền tệ trình bày báo cáo tài chính; và

(g) Các thay đổi khác.

50. Giá trị hợp lý trừ chi phí bán của tài sản sinh học có thể thay đổi do biến đổi về vật lý và thay đổi giá trên thị trường. Thuyết minh riêng biệt về thay đổi về vật lý và giá rất hữu dụng để đánh giá tình hình hoạt động của kỳ báo cáo và tương lai, đặc biệt khi chu kỳ sản xuất dài hơn một năm. Trong những trường hợp đó, doanh nghiệp được khuyến khích thuyết minh theo nhóm tài sản hoặc lượng thay đổi do vật lý hoặc giá thị trường. Thông tin này nhìn chung ít hữu dụng hơn khi chu kỳ sản xuất ngắn hơn một năm (ví dụ, nuôi gà hoặc trồng ngũ cốc).

51. Biến đổi sinh học ảnh hưởng đến biến đổi vật lý – tăng trưởng, suy thoái, sản xuất và sinh sản, mỗi trong số đó có thể quan sát và đo lường được. Mỗi thay đổi vật lý này có mối quan hệ trực tiếp đến lợi ích kinh tế trong tương lai. Một sự thay đổi về giá trị hợp lý của một tài sản sinh học do thu hoạch cũng là một thay đổi vật lý.

52. Hoạt động nông nghiệp thường phải đối mặt với các rủi ro về khí hậu, bệnh tật và các vấn đề tự nhiên khác. Nếu một sự kiện xảy ra làm phát sinh một khoản mục trọng yếu về thu nhập hoặc chi phí, tính chất và số tiền của khoản mục đó được thuyết minh theo Chuẩn mực IAS1 Trình bày Báo cáo tài chính. Ví dụ về một sự kiện như vậy có thể là sự bùng phát của một căn bệnh, lũ lụt, hạn hán hoặc sương giá nghiêm trọng và bệnh dịch do côn trùng.

Các thuyết minh bổ sung cho các tài sản sinh học mà giá trị hợp lý không thể được đánh giá một cách tin cậy.

54. Nếu doanh nghiệp đánh giá tài sản sinh học bằng giá sổ sách trừ đi hao mòn lũy kế và tổn thất tài sản (tham khảo đoạn 30) tại cuối kỳ báo cáo, doanh nghiệp cần thuyết minh cho các tài sản sinh học các thông tin:

(a) miêu tả về tài sản sinh học;

(b) lý giải vì sao giá trị hợp lý không thể được đánh giá một cách tin cậy;

(c) nếu có thể, các ước tính đã sử dụng nhưng không đưa ra được ước tính chính xác;

(d) phương thức khấu hao sử dụng;

(e) thời gian hữu dụng hoặc tỷ lệ trích khấu hao sử dụng; và

(f) Tổng giá trị ghi sổ và giá trị hao mòn lũy kế (bao gồm tổn thất tài sản lũy kế) đầu kỳ và cuối kỳ.

55. Nếu trong kỳ kế toán hiện hành, doanh nghiệp đánh giá tài sản sinh học theo giá gốc trừ hao mòn lũy kế và tổn thất tài sản lũy kế (tham khảo đoạn 30), doanh nghiệp cần thuyết minh thông tin lãi hoặc lỗ ghi nhận tại thời điểm thanh lý tài sản sinh học và đánh giá chênh lệch tại đoạn 50 theo từng nhóm tài sản sinh học. Ngoài ra, đánh giá chênh lệch liên quan đến lãi hoặc lỗ của tài sản sinh học cần cung cấp các thông tin sau:

(a) Lỗ do giảm giá trị tài sản;

(b) Hoàn nhập lại khoản tổn thất tài sản; và

(c) Khấu hao.

56. Nếu giá trị hợp lý của tài sản sinh học trước đó được đánh giá theo giá gốc trừ hao mòn lũy kế và tổng giá trị giảm giá tài sản được tính toán một cách tin cậy trong kỳ báo cáo tài chính hiện tại, doanh nghiệp nên trình bày thuyết minh cho các tài sản đó, bao gồm các thông tin:

(a) miêu tả về tài sản sinh học;

(b) lý giải vì sao phương pháp tính giá trị hợp lý lại trở nên đáng tin cậy; và

(c) ảnh hưởng của sự thay đổi.

Trợ cấp của Chính phủ

57. Chuẩn mực này yêu cầu doanh nghiệp thuyết minh các thông tin liên quan đến hoạt động nông nghiệp như sau:

(a) bản chất và mức độ trợ cấp của Chính phủ được ghi nhận trên báo cáo tài chính;

(b) các điều kiện chưa thỏa mãn và các khoản tiềm tàng đi kèm theo trợ cấp Chính phủ; và

(c) dự kiến mức giảm đáng kể về trợ cấp chính phủ.

Ngày hiệu lực và chuyển đổi

58. Chuẩn mực này áp dụng cho báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ của năm đó bắt đầu vào hoặc từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003. Chuẩn mực này được khuyến khích áp dụng sớm hơn. Nếu doanh nghiệp áp dụng chuẩn mực cho kỳ tài chính bắt đầu trước ngày 01 tháng 01 năm 2003, doanh nghiệp cần bổ sung thuyết minh thay đổi chính sách kế toán.

59. Chuẩn mực này không áp dụng bất kỳ điều khoản chuyển đổi cụ thể nào. Việc áp dụng Chuẩn mực này tuân thủ theo chính sách ghi nhận tại IAS 8 Chính sách kế toán, thay đổi trong ước tính và sai sót kế toán.

60. Đoạn 5, 6, 7, 20 và 21 được sửa đổi và đoạn 14 được xóa bỏ bởi thông tư hoàn thiện IFRSs ban hành tháng 5 năm 2008. Doanh nghiệp cần áp dụng những sửa đổi tương ứng cho năm tài chính bắt đầu vào hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2009. Việc áp dụng sớm hơn được cho phép. Nếu doanh nghiệp áp dụng các sửa đổi cho năm tài chính bắt đầu trước ngày 01 tháng 01 năm 2009, doanh nghiệp cần bổ sung thuyết minh thay đổi chính sách kế toán

61. IFRS 13, ban hành tháng 05 năm 2011, sửa đổi đoạn 8, 15, 16, 25 và 30 và xóa bỏ đoạn 9, 17-21, 23, 47 và 48. Doanh nghiệp cần áp dụng những sửa đổi tương ứng khi áp dụng IFRS 13.

62. Nông nghiệp: Cây cho sản phẩm (Sửa đổi IAS 16 và ISA 41), ban hành tháng 6 năm 2014, sửa đổi đoạn 1-5, 8, 24, 44 và bổ sung đoạn 5A-5C và 63. Doanh nghiệp cần áp dụng những sửa đổi tương ứng cho năm tài chính bắt đầu vào hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2016. Việc áp dụng sớm hơn được cho phép. Nếu doanh nghiệp áp dụng chuẩn mực cho năm tài chính sớm hơn, doanh nghiệp cần bổ sung thuyết minh thay đổi chính sách kế toán.

63. Trong giai đoạn báo cáo tài chính mà Nông nghiệp: Cây cho sản phẩm (Sửa đổi IAS 16IAS 41) lần đầu tiên được áp dụng, doanh nghiệp không cần thuyết minh thông tin định lượng yêu cầu trong đoạn 28(f) của IAS8 cho thời điểm đó. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần trình bày thông tin định lượng yêu cầu tại đoạn 28(f) của IAS 8 cho các giai đoạn trước đó đã trình bày.

64. IFRS 16, ban hành tháng 01 năm 2016, sửa đổi đoạn 2. Doanh nghiệp cần áp dụng các sửa đổi khi ghi nhận theo chuẩn mực IFRS 16.

Phê duyệt bởi Ủy ban Nông nghiệp: Cây cho sản phẩm (Sửa đổi IAS 16 và IAS 41) ban hành tháng 06 năm 2014

Nông nghiệp: Cây cho sản phẩm được phê duyệt bởi mười bốn trên 16 thành viên Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế. Ông Finnegan và bà McConnell bỏ phiếu bác bỏ ban hành. Ý kiến của họ được trình bày sau cơ sở kết luận.

Scroll to Top