IAS 8 – Accounting Policies, Changes in Accounting Estimates and Errors
(IAS 8 – Chính sách kế toán, sự thay đổi trong ước tính kế toán và sai sót)
Ban hành: 12/2005
Hiệu lực: 01/2005
Lượt xem: 6.056
Giới thiệu về IAS 8
IAS 8 hướng dẫn việc áp dụng các chính sách kế toán và kế toán đối với trường hợp thay đổi các ước tính kế toán và sửa chữa các sai sót kế toán từ các kỳ trước.
IAS 8 quy định khi một Chuẩn mực IFRS hướng dẫn cụ thể cho một giao dịch, sự kiện hoặc điều kiện, thì chính sách kế toán hoặc các chính sách áp dụng đối với giao dịch, sự kiện hoặc điều kiện đó sẽ được xác định bằng việc áp dụng Chuẩn mực IFRS đó. Cũng theo IAS 8 thì việc thay đổi chính sách kế toán hoặc sửa chữa các sai sót kỳ trước thường yêu cầu điều chỉnh hồi tố trong khi thay đổi các ước tính kế toán sẽ được điều chỉnh phi hồi tố.
IAS 8 được tái phát hành vào tháng 12/2005 và áp dụng cho các Báo cáo tài chính cho kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/2005.
Các thuật ngữ sử dụng trong IAS 8
- Accounting policies (Chính sách kế toán)
- Change in accounting estimate (Thay đổi ước tính kế toán)
- Impracticable (Không thể thực hiện)
- Material (Trọng yếu)
- Prior period errors (Sai sót của các kỳ trước)
- Retrospective application (Áp dụng hồi tố)
- Retrospective restatement (Điều chỉnh hồi tố)
Bản dịch tiếng Việt của Chuẩn mực IAS 8
Download các tài liệu liên quan đến Chuẩn mực IAS 8
Các bài viết liên quan đến Chuẩn mực IAS 8
Tóm tắt Chuẩn mực IAS 8
Định nghĩa [IAS 8.5]
Chính sách kế toán là các nguyên tắc, cơ sở, quy ước, quy tắc và thông lệ cụ thể được áp dụng bởi một đơn vị trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
Thay đổi ước tính kế toán là việc điều chỉnh giá trị ghi sổ của một tài sản, một khoản nợ phải trả hoặc giá trị tiêu hao định kỳ của một tài sản, xuất phát từ việc đánh giá tình trạng hiện tại và các khoản lợi ích và nghĩa vụ kỳ vọng trong tương lai liên quan đến tài sản và nợ phải trả đó
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là các Chuẩn mực và các Giải thích do Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) ban hành. Bộ Chuẩn mực bao gồm:
- (a) Các Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế
- (b) Các Chuẩn mực Kế toán Quốc tế
- (c) Các nội dung giải thích của IFRIC; và
- (d) Các nội dung giải thích của SIC
Trọng yếu: Thông tin là tài liệu nếu bỏ sót, làm sai lệch hoặc che giấu nó có thể được dự kiến sẽ ảnh hưởng đến các quyết định mà người sử dụng chính của báo cáo tài chính nói chung dựa trên các báo cáo tài chính cung cấp thông tin tài chính về một doanh nghiệp báo cáo cụ thể. (*)
Các sai sót kỳ trước là những sai sót hoặc bỏ sót trong báo cáo tài chính của một hay nhiều kỳ trước do không sử dụng hoặc sử dụng không đúng các thông tin đáng tin cậy, mà các thông tin này:
- (a) Đã tồn tại tại thời điểm báo cáo tài chính của các kỳ đó được phép phát hành;
- (b) Có thể kỳ vọng một cách hợp lý là được thu thập và sử dụng để lập và trình bày báo cáo tài chính đó.
Các sai sót này bao gồm sai sót do lỗi tính toán, áp dụng sai các chính sách kế toán, bỏ quên, hiểu sai hoặc diễn giải sai các sự việc và gian lận.
(*) Được làm rõ bằng Định nghĩa Trọng yếu (Sửa đổi IAS 1 và IAS 8), có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020)
Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán
Khi một Chuẩn mực IFRS được áp dụng cụ thể cho một giao dịch, sự kiện hoặc điều kiện, thì chính sách kế toán hoặc các chính sách áp dụng đối với giao dịch, sự kiện hoặc điều kiện đó sẽ được xác định bằng việc áp dụng Chuẩn mực IFRS đó. [IAS 8.7]
Trường hợp không có IFRS áp dụng cụ thể cho một giao dịch, sự kiện hoặc điều kiện, thì Ban Giám đốc sẽ sử dụng xét đoán của mình để xây dựng và áp dụng một chính sách kế toán để tạo ra thông tin liên quan và đáng tin cậy. [IAS 8.10] Khi đưa ra những quyết định đó, ban quản lý phải tham khảo và xem xét khả năng áp dụng của các nguồn sau theo thứ tự giảm dần:
- (a) Sự thay đổi này được yêu cầu bởi một Chuẩn mực IASB; hoặc
- (b) Sự thay đổi này dẫn đến báo cáo tài chính cung cấp thông tin đáng tin cậy và thích hợp hơn về ảnh hưởng của các giao dịch, sự kiện và điều kiện đối với tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của đơn vị. [IAS 8.11]
Khi thực hiện xét đoán, Ban Giám đốc cũng có thể cân nhắc các tuyên bố mới nhất của các cơ quan soạn thảo chuẩn mực khác có sử dụng khung lý thuyết tương tự để xây dựng các chuẩn mực, các tài liệu khoa học về kế toán và các thông lệ ngành được chấp nhận, trong phạm vi các tài liệu này không mâu thuẫn với các nguồn thông tin ở đoạn 11. [IAS 8.12]
Tính nhất quán của các chính sách kế toán
Một đơn vị sẽ lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán nhất quán đối với các giao dịch, sự kiện và điều kiện tương tự, trừ khi có Chuẩn mực IFRS khác yêu cầu cụ thể hoặc cho phép phân nhóm các mục trên và sử dụng các chính sách kế toán khác cho các nhóm này. Nếu một Chuẩn mực IFRS yêu cầu hoặc cho phép sự phân loại này, thì một chính sách kế toán thích hợp sẽ được lựa chọn và áp dụng nhất quán đối với mỗi nhóm. [IAS 8.13]
Các thay đổi trong chính sách kế toán
Một đơn vị sẽ thay đổi chính sách kế toán chỉ khi:
- (a) Sự thay đổi này được yêu cầu bởi một Chuẩn mực IASB; hoặc
- (b) Sự thay đổi này dẫn đến báo cáo tài chính cung cấp thông tin đáng tin cậy và thích hợp hơn về ảnh hưởng của các giao dịch, sự kiện và điều kiện đối với tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của đơn vị. [IAS 8.14]
Lưu ý rằng những thay đổi trong chính sách kế toán không bao gồm việc áp dụng chính sách kế toán cho một loại giao dịch hoặc sự kiện không xảy ra trước đây hoặc không trọng yếu. [IAS 8.16]
Một đơn vị sẽ thực hiện thay đổi chính sách kế toán do áp dụng lần đầu Chuẩn mực IFRS theo các hướng dẫn chuyển đổi cụ thể, nếu có, của Chuẩn mực IFRS đó; và khi một đơn vị thay đổi chính sách kế toán do áp dụng lần đầu Chuẩn mực IFRS nhưng không có các hướng dẫn chuyển đổi cụ thể cho sự thay đổi đó, hoặc tự nguyện thay đổi chính sách kế toán, thì phải áp dụng hồi tố chính sách kế toán mới. [IAS 8.19]
Áp dụng hồi tố nghĩa là đơn vị sẽ điều chỉnh số dư đầu kỳ các khoản mục bị ảnh hưởng đã được trình bày trong phần vốn chủ sở hữu của kỳ sớm nhất trước đó và số liệu so sánh cho mỗi kỳ trước cũng phải được trình bày như thể chính sách kế toán mới đã luôn được áp dụng. [IAS 8.22]
Khi không thể xác định được ảnh hưởng từng kỳ cụ thể của việc thay đổi chính sách kế toán đối với các thông tin so sánh trình bày trong một hoặc nhiều kỳ trước đó, đơn vị sẽ áp dụng chính sách kế toán mới cho giá trị còn lại của tài sản và nợ phải trả tại thời điểm đầu kỳ của kỳ sớm nhất mà việc áp dụng hồi tố có thể thực hiện được, trường hợp này có thể là kỳ hiện tại, và sẽ thực hiện bút toán điều chỉnh tương ứng cho số dư đầu kỳ của các khoản mục bị ảnh hưởng đã được trình bày trong phần vốn chủ sở hữu của kỳ đó. [IAS 8.24]
Nếu tại thời điểm đầu kỳ của kỳ hiện tại không thể xác định được ảnh hưởng lũy kế của việc áp dụng chính sách kế toán mới cho tất cả các kỳ trước đó, đơn vị sẽ điều chỉnh các thông tin so sánh để áp dụng phi hồi tố chính sách kế toán mới từ ngày sớm nhất mà đơn vị có thể thực hiện được. [IAS 8.25]
Công bố liên quan đến những thay đổi trong chính sách kế toán gây ra bởi một tiêu chuẩn hoặc giải thích mới bao gồm: [IAS 8.28]
- (a) tên của Chuẩn mực IFRS;
- (b) việc thay đổi chính sách kế toán là tuân thủ theo hướng dẫn chuyển đổi chính sách kế toán (nếu có);
- (c) bản chất của sự thay đổi chính sách kế toán
- (d) mô tả các quy định của hướng dẫn chuyển đổi (nếu có);
- (e) ảnh hưởng của hướng dẫn chuyển đổi đến các kỳ trong tương lai (nếu có);
- (f) các khoản được điều chỉnh vào kỳ hiện tại và mỗi kỳ trước, (nếu có thể thực hiện được), đối với:
- (i) từng khoản mục trên báo cáo tài chính bị ảnh hưởng;
- (ii) chỉ số lãi trên cổ phiếu cơ bản và lãi trên cổ phiếu bị pha loãng, nếu đơn vị áp dụng IAS 33 Lãi trên cổ phiếu;
- (g) khoản điều chỉnh cho các kỳ trước của kỳ được trình bày trên báo cáo tài chính (nếu có thể thực hiện được); và
- (h) nếu không thể áp dụng hồi tố theo quy định của đoạn 19(a) hoặc (b) đối với một kỳ nào đó trong quá khứ, hoặc đối với kỳ sớm nhất trước kỳ báo cáo tài chính, thì cần trình bày lý do và mô tả sự thay đổi chính sách kế toán đó được áp dụng như thế nào và bắt đầu từ khi nào.
Báo cáo tài chính của các kỳ tiếp theo không cần trình bày lại các thông tin này.
Công bố liên quan đến thay đổi tự nguyện trong chính sách kế toán bao gồm: [IAS 8.29]
- (a) bản chất của sự thay đổi chính sách kế toán;
- (b) lý do tại sao việc áp dụng chính sách kế toán mới cung cấp thông tin đáng tin cậy và phù hợp hơn;
- (c) khoản được điều chỉnh vào kỳ hiện tại và mỗi kỳ trước, (nếu có thể thực hiện được), đối với:
- (i) từng khoản mục trên báo cáo tài chính bị ảnh hưởng;
- (ii) chỉ số lãi trên cổ phiếu cơ bản và lãi trên cổ phiếu bị pha loãng, nếu đơn vị áp dụng IAS 33 Lãi trên cổ phiếu;
- (d) khoản điều chỉnh cho các kỳ trước của kỳ được trình bày trên báo cáo tài chính (nếu có thể thực hiện được); và
- (e) nếu không thể áp dụng hồi tố đối với một kỳ nào đó trong quá khứ, hoặc đối với kỳ sớm nhất trước kỳ báo cáo tài chính, thì cần trình bày lý do và mô tả sự thay đổi chính sách kế toán đó được áp dụng như thế nào và bắt đầu từ khi nào.
Báo cáo tài chính của các kỳ tiếp theo không cần trình bày lại các thông tin này.
Đối với một Chuẩn mực IFRS đã được ban hành nhưng chưa có hiệu lực, nếu đơn vị không áp dụng Chuẩn mực này thì cần trình bày sự việc thực tế; và các thông tin đã biết hoặc có thể ước tính một cách đáng tin cậy liên quan đến việc đánh giá các ảnh hưởng có thể của việc áp dụng Chuẩn mực IFRS mới đối với báo cáo tài chính của đơn vị trong kỳ áp dụng đầu tiên. [IAS 8.30]
Các thay đổi ước tính kế toán
Ảnh hưởng của thay đổi ước tính kế toán, trừ những thay đổi quy định tại đoạn 37, sẽ được ghi nhận phi hồi tố vào Báo cáo lãi lỗ: [IAS 8.36]
- (a) của kỳ có thay đổi, nếu thay đổi chỉ ảnh hưởng đến kỳ hiện tại; hoặc
- (b) của kỳ có thay đổi và các kỳ sau đó, nếu thay đổi ảnh hưởng đến các kỳ này.
Nếu sự thay đổi ước tính kế toán dẫn đến thay đổi tài sản, nợ phải trả, hoặc thay đổi một khoản mục trong vốn chủ sở hữu thì thay đổi ước tính kế toán đó sẽ được ghi nhận bằng cách điều chỉnh giá trị còn lại của tài sản, nợ phải trả hoặc khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu liên quan. [IAS 8.37]
Công bố liên quan tới thay đổi ước tính kế toán
Công bố:
Bản chất và giá trị của thay đổi ước tính kế toán có ảnh hưởng đến kỳ hiện tại hoặc được kỳ vọng là có ảnh hưởng đến các kỳ tương lai
Nếu giá trị ảnh hưởng đến các kỳ tương lai không được trình bày do không thể ước tính được này thì đơn vị sẽ cần trình bày sự việc này. [IAS 8.39-40]
Sai sót
Đơn vị sẽ điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu liên quan đến các kỳ trước vào báo cáo tài chính phát hành kỳ đầu tiên ngay sau thời điểm phát hiện ra sai sót bằng cách: [IAS 8.42]
- (a) Điều chỉnh lại các số liệu so sánh cho các kỳ trước nếu sai sót thuộc kỳ lấy số liệu so sánh; hoặc
- (b) Nếu sai sót xảy ra trước kỳ lấy số liệu so sánh, điều chỉnh số dư đầu kỳ của tài sản, nợ phải trả và các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của kỳ lấy số liệu so sánh nếu sai sót thuộc kỳ trước kỳ lấy số liệu so sánh.
Khi không thể xác định được ảnh hưởng của sai sót đối với các số liệu so sánh của từng kỳ hoặc nhiều kỳ trong quá khứ, đơn vị phải điều chỉnh số dư đầu kỳ của tài sản, nợ phải trả và các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của kỳ sớm nhất (có thể là chính kỳ hiện tại) mà đơn vị có thể xác định được giá trị điều chỉnh hồi tố. [IAS 8.44]
Khi không thể xác định được ảnh hưởng lũy kế của sai sót đối với tất cả các kỳ trước, tính đến thời điểm đầu kỳ hiện tại, đơn vị sẽ điều chỉnh phi hồi tố số liệu so sánh để sửa chữa sai sót kể từ kỳ sớm nhất mà đơn vị có thể thực hiện được. [IAS 8.45]
Trình bày việc sửa chữa các sai sót kỳ trước
Khi thực hiện theo quy định tại đoạn 42, đơn vị sẽ trình bày các thông tin sau: [IAS 8.49]
- (a) bản chất của sai sót kỳ trước;
- (b) giá trị điều chỉnh vào mỗi kỳ trước trong báo cáo tài chính, nếu có thể, đối với:
- (i) từng khoản mục bị ảnh hưởng trên báo tài chính; và
- (ii) Chỉ số lãi trên cổ phiếu cơ bản và lãi trên cổ phiếu bị pha loãng, nếu đơn vị áp dụng IAS 33 Lãi trên cổ phiếu;
- (c) giá trị điều chỉnh tại thời điểm đầu kỳ của kỳ lấy số liệu so sánh
- (d) nếu không thực hiện được điều chỉnh hồi tố đối với một kỳ cụ thể trong quá khứ, cần trình bày lý do dẫn đến trường hợp đó và mô tả cách thức và thời gian sửa chữa sai sót. Báo cáo tài chính của các kỳ tiếp theo không phải trình bày lại những thông tin này.